Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Nghề bếp trưởng khi nhu cầu xã hội tăng



Đơn đặt hàng tuyển dụng đầu bếp không chỉ đến từ các khách sạn nhà hàng trong TPHCM mà còn đến từ các tỉnh miền Tây và miền Trung. Thế nhưng nhu cầu tuyển dụng đầu bếp, bếp trưởng, tuyển dụng bếp Á, tuyển dụng bếp Á - Âu nhiều nhất vẫn tập trung ở các trường có dạy nghề đầu bếp. Các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, resort lại có nhu cầu tuyển dụng đầu bếp với những yêu cầu khắt khe hơn nhằm phục vụ tốt nhất cho lượng khách của họ.



Nghề bếp đang dần trở thành nghề “hot” và thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đang rao tuyển đầu bếp đưa sang Anh và Pháp làm việc với mức lương lên đến cả ngàn đô la Mỹ một tháng.

Ngày nay, quan niệm về nghề bếp đã thay đổi. Nghề bếp ngày càng phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội, đặc biệt là khi xã hội hiện đại, con người có ít thời gian để tự nấu những bữa cơm gia đình hay những bữa tiệc mời bạn bè, khách khứa.

Nghề bếp đang dần trở thành nghề “hot” và thu hút được sự quan tâm của các bạn trẻ.Việc đào tạo ngắn hạn nghề bếp trong khoảng từ 3 đến 6 tháng có việc làm ngay hoặc tự tổ chức kinh doanh ẩm thực tại trường đang gây cơn sốt trong giới trẻ mong muốn theo nghề và tạo được niềm tin từ các bậc phụ huynh khi cho con em chọn nghề này.

bếp trưởng nghề khá”hot”trên thị trường


Hiện nay, do nhu cầu của thực tế đã bão hòa nên có rất nhiều nghề học viên ra trường không thể xin được việc làm, nhưng có một ngành nghề ít người nghĩ đến khi định hướng con đường tương lai và đang dần trở thành một nghề khá”hot”trên thị trường việc làm hiện nay, đó là nghề đầu bếp.

Với đặc trưng nghề nghiệp, người đầu bếp đòi hỏi cần phải có sự kiên nhẫn, khéo léo, sáng tạo không khác gì người nghệ sĩ của màu sắc và hương vị. Thực hiện rất nhiều công việc để sản phẩm của mình mang đến cho khách hàng cảm giác hài lòng.

Muốn trở thành đầu bếp giỏi, những kỹ năng và tố chất bạn cần phải có là: trang bị kiến thức đầy đủ về ẩm thực, có khả năng tổ chức một bếp ăn, có kỹ năng lập kế hoạch, quản lý nhân sự trong bếp… và cả kỹ năng đi chọn thực phẩm và thương lượng giá cả



Nghề bếp là nghề có tính ổn định, càng làm việc lâu năm trong nghề thì giá trị nghề nghiệp lại càng cao

Đồng thời, nghề đầu bếp cũng đòi hỏi phải có sức khỏe. Thời lượng làm việc của người bếp trưởngthường rất dài, 48giờ/tuần hoặc hơn thế nữa. Thời gian biểu cũng rất “oái oăm”: có thể vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần hay ngày lễ. Điều kiện làm việc hẳn nhiên sẽ không dễ chịu như nhân viên văn phòng. Người đầu bếp luôn phải tiếp xúc với thực phẩm sống, nhiệt độ cao…

Tóm lại, nghề bếp là nghề có tính ổn định, càng làm việc lâu năm trong nghề thì giá trị nghề nghiệp lại càng cao. Đây cũng là một trong những ngành học viên học xong nhanh kiếm được việc làm nhất. Ngay từ khi chưa tốt nghiệp đã có thể đi làm, vừa kiếm được tiền vừa nâng cao tay nghề.

Một bí mật là hầu hết các đầu bếp nổi tiếng trên thế giới đều không có bằng cấp. Nhiều người trong số họ không có đủ điều kiện kinh tế để đi học, và họ phải bương chải sớm với cuộc đời.

Bằng cấp không nói lên bạn là ai nếu bạn không thực sự muốn điều đó. Cũng giống như những cầu thủ bóng đá, họ làm gì có bằng cấp nhưng vẫn rất nhiều người nổi tiếng. Đam mê trong công việc sẽ giúp bạn có được thái độ đúng đắn. Đôi khi bạn sẽ làm sai, nhưng bạn sẽ học được cách tránh những lỗi lầm.

Và một điều nữa là, nếu bạn thực sự đam mê với nghề, có hứng thú với các món ăn, thì bạn sẽ học nó ở rất nhiều nơi, từ các nhà hàng lớn nhỏ ở nơi bạn sống, cho đến các món ăn từ người thân của bạn.

Nhu cầu tuyển dụng đầu bếp, bếp trưởng, tuyển dụng bếp Á,

tuyển dụng bếp Á - Âu nhiều nhất vẫn tập trung ở các trường có dạy nghề đầu bếp

Học nghề bếp ra trường không sợ thất nghiệp. Các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng cao cấp đều thiếu những đầu bếp có nghề, nhiều khi phải thuê đầu bếp nước ngoài với chi phí rất cao.

Yếu tố quan trọng nhất đối với một đầu bếp là sự đam mê mãnh liệt với nghề. Chỉ cần bạn yêu nó thật sự, bạn sẽ làm mọi thứ vì quyết định của bạn, như dành phần nhiều thời gian để luyện tập, thực hành, và học hỏi, hoặc như bạn sẽ dồn hết tâm trí để làm được điều bạn thích, dù cho bạn có thể bị trầy xước hoặc tổn thương.

Đối với một người đầu bếp, sự đam mê giúp họ không nản và mạnh mẽ hơn với những áp lực. Nghề này bạn phải tiếp xúc với khói bụi và mùi đồ ăn nhiều lắm.
Các bạn trẻ cần phải học thêm cách sử dụng các công cụ cần thiết trong nhà bếp. Bạn phải thực sự sành sỏi về nó, thì quá trình chế biến của bạn mới trơn tru được. Để trở thành một đầu bếp, bạn phải có đầu óc tổ chức, có kĩ năng sử dụng các loại dao, và cách cầm dao, những kĩ xảo nấu nướng, và một trí nhớ tốt.

bếp trưởng Lâm Phương Vũ Đầu bếp của đầu bếp


Đầu bếp Lâm Phương Vũ hiện là bếp trưởng nhãn hàng Knorr thuộc công ty Unilever Việt Nam. Làm đầu bếp của một nhãn hàng là công việc khá mới mẻ và đầy tính thử thách.

Đầu bếp của đầu bếp



Nói về cơ duyên đến với nghề bếp, Vũ kể, năm 18 tuổi anh muốn kiếm một việc làm để có tiền đi học tiếp nên đi phụ bếp, và công việc đưa đẩy đến ngày hôm nay. Những năm 1990, món ăn Hoa được ưa chuộng, các nhà hàng Hoa nở rộ, Vũ được giới thiệu vào làm phụ bếp cho một nhà hàng Hoa. Vũ nhớ lại: “Giai đoạn đó khổ lắm, tuy hay la mắng nhưng bếp trưởng chịu khó dạy đàn em. Tôi may mắn có thầy dìu dắt”.

Thay đổi công việc ở nhiều nhà hàng khác nhau, Vũ vừa làm vừa học lóm, mua sách về học, học thêm món Việt và món Tây. Sau hai năm phụ bếp, Vũ chính thức lên làm đầu bếp, nấu rành các món Hoa, Việt, Tây. Anh chia sẻ: “Làm nghề bếp tuy cực nhưng buông ra không biết làm gì khác”.

Năm 2007 là cột mốc đánh dấu sự nghiệp bếp của đầu bếp Lâm Phương Vũ bước sang trang mới. Đó là khi Vũ trở thành đầu bếp của Unilever Việt Nam. Vũ nói: “Làm đầu bếp cho công ty khác hẳn làm đầu bếp cho nhà hàng. Công việc khác nhau hoàn toàn, chỉ giống chức danh đầu bếp”.

Vũ làm đầu bếp ở bộ phận tạm gọi là giải pháp thực phẩm. Đầu bếp ở bộ phận này có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm, nấu ứng dụng sản phẩm cho các đầu bếp khác thưởng thức. Nhờ công việc này, Vũ có cơ hội thay đổi toàn bộ kiến thức, hiểu về kinh doanh, về món ăn, ý tưởng. Thử thách của nghề là phải theo đuổi công việc đến cùng, nếu trì trệ sẽ bị đào thải nhưng có nhiều cơ hội hơn so với làm đầu bếp ở nhà hàng

Sau một thời gian, Vũ cảm thấy cần có một cái gì đó thử thách hơn bèn mạnh dạn xin chuyển sang bộ phận phát triển sản phẩm mới. Công việc này đòi hỏi người đầu bếp cần có kinh nghiệm làm nhà hàng, khách sạn, có vị giác tốt và giỏi ngoại ngữ. Vũ trải qua những khoá huấn luyện tại nước ngoài để có kiến thức một phần như kỹ sư hoá. Học cách phân biệt từng loại muối, đường, bột ngọt… Người đầu bếp không chỉ biết nấu, đóng góp về khẩu vị, thành phần nguyên liệu mà còn biết kỹ thuật để chế biến nguyên liệu tự nhiên thành sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn như chế biến các nguyên liệu thành hạt nêm, nước mắm, gia vị tiện dụng… thành những sản phẩm hoàn chỉnh bán đại trà cho người tiêu dùng. Công việc giúp Vũ hiểu rõ giá trị của người đầu bếp khi làm cho công ty.





Gan ngỗng áp chảo xốt giấm đen, món sở trường của đầu bếp Vũ.

Nấu món Tây đơn giản cho người việt

Bên cạnh nghề bếp, Vũ cũng mê kinh doanh. Anh đã từng mở quán càphê, buôn bán xe, viết sách dạy nấu ăn, cộng tác dạy nấu ăn trên truyền hình, làm chủ nhà hàng 12h với khẩu hiệu: “Món Tây cho người Việt”.

Anh chia sẻ, với ý tưởng mở nhà hàng cần bán thứ gì khó hơn, thử thách hơn một chút nên quyết định bán món Tây. Anh tự thiết kế vì đã hình dung sẵn một nhà hàng mơ ước trong đầu: phong cách nhẹ nhàng, không quá Tây mà cũng không quá Việt Nam. Bán đồ Tây cho người Việt, giá Việt Nam không quá cao, hương vị có điều chỉnh hợp với người Việt. Chẳng hạn, món súp kem bí đỏ được giảm kem để bớt vị béo.

Anh phân tích: “Bán đồ giá hợp lý, khách có cơ hội ăn thì mình kiếm được tiền. Kinh doanh phải có lãi nhưng lãi ở mức vừa phải”’.

Theo anh, khi nấu món Tây, quan trọng là phải có nguyên liệu tươi và chỉ cần nắm vững căn bản, điều này anh học được từ những đầu bếp người nước ngoài làm chung. Món Tây không cầu kỳ, nêm nhiều gia vị như món Việt hay món Hoa. Ví dụ như món bíttết, chỉ cần ướp muối, tiêu rồi chiên hai mặt; xốt nấm sử dụng nước dùng, muối, tiêu và nấm.

Phương châm nghề nghiệp của anh là “Kiên nhẫn và học hỏi”. Đây là hành trang đi theo suốt cuộc đời và mang đến thành công không chỉ riêng cho nghề bếp. Nếu cứ vài tháng hay vài năm lại thay đổi công việc sẽ không đi đến đâu, phải có quyết định táo bạo nhưng phải giữ vững lập trường. Anh nói: “Người đầu bếp có thể làm được nhiều thứ nếu như thích thử thách và có cơ hội”.

Hãy tìm niềm vui trong việc làm bếp

Quán quân Vua đầu bếp Việt mùa đầu tiên Thanh Hòa chia sẻ, bí quyết để có được những món ăn ngon thật là "hãy tìm niềm vui trong việc làm bếp".
Đêm chung kết của cuộc thi MasterChef Vietnam mùa đầu tiên đã khép lại với chiến thắng của thí sinh Thanh Hòa. Ngôi vị quán quân không chỉ mang lại cho người đầu bếp không chuyên phần thưởng 500 triệu đồng, một hợp đồng xuất bản sách mà điều quan trọng nhất là Thanh Hòa đã khẳng định được tài năng, niềm đam mê ẩm thực trong từng món ăn qua từng vòng thi.

- Là người chiến thắng MasterChef Việt mùa đầu tiên, cảm giác của anh như thế nào?

- Hạnh phúc và sung sướng, có thể nói là như vậy. Tôi cảm giác như mọi cảm xúc trong mình điều vỡ òa và rất khó để diễn tả. Đây là một phần thưởng quá lớn đối với tôi, giải thưởng này cũng là minh chứng cho thấy khả năng, niềm đam mê về ẩm thực của tôi đã được mọi người công nhận.

Bí quyết để có món ăn ngon theo Thanh Hòa là 'tìm thấy niềm vui trong công việc làm bếp'.


- Kỷ niệm nào làm anh nhớ nhất khi tham gia thi Vua đầu bếp?

- Có lẽ đó là đêm thi ở vòng sơ loại. Tôi không nghĩ mình lại nấu món ăn đó tệ như vậy. Khi bước chân ra khỏi căn bếp MasterChef, tôi đã rất thất vọng về bản thân vì tôi biết khả năng của mình có thể làm tốt hơn.

- Điều gì đưa anh quay lại căn bếp MasterChef?

- Đó là câu nói của giám khảo Hoàng Khải, vị giám khảo này đã nhận xét rằng không thấy được sự đam mê ẩm thực của tôi trong món ăn. Chuẩn bị đi về, nhưng câu nói đó cứ ám ảnh tôi, nó như thôi thúc tôi quay trở lại gặp giám khảo để chứng minh rằng về niềm đam mê ẩm thực, tôi không hề thua kém bất cứ thí sinh nào.

- Anh nhận xét gì về Quốc Trí, đối thủ của anh trong trận chung kết?

- Với tôi, Quốc Trí là một người trẻ và đầy nhiệt huyết. Trí có một niềm đam mê, sự hiểu biết về ẩm thực và kỹ năng về các món ăn rất tốt, điều đó thể hiện qua cách Trí xử lý tình huống, bài trí các món ăn rất hài hòa và đẹp mắt. Đó thật sự là một đối thủ rất đáng gờm.

- Còn về Thái Hòa, người mà anh muốn đối đầu trong đêm chung kết?

- Tôi đánh giá rất cao khả năng của Thái Hòa, cô ấy không chỉ có sự khéo léo của người phụ nữ mà còn có một sức sáng tạo rất tuyệt vời. Điển hình như là đêm thi bán kết, mặc dù bị loại nhưng món ăn hoa atiso chưng mắm bò hóc của Thái Hòa đã gây ấn tượng rất lớn đối với tôi cũng như các vị giám khảo. Nói thật, nếu nguyên liệu đó rơi vào tay tôi, có lẽ tôi không biết chế biến thành món ăn như thế nào.

- Đã từng bị loại nhưng lại trở thành Vua đầu bếp Việt, thành công của anh có yếu tố may mắn. Anh nghĩ sao?

- Tôi nghĩ, may mắn là điều không thể thiếu trong tất cả các cuộc thi, nhưng nó không tự đến nếu chúng ta không nỗ lực hết mình. Tôi không phủ nhận mình là người may mắn, tuy nhiên, bên cạnh đó còn là khả năng của tôi, điều đó đã được chứng minh qua tất cả các vòng thi của chương trình.

- Nhìn lại suốt chặng thi Vua đầu bếp, anh hài lòng nhất ở món ăn nào?

- Đó là món cá điêu hồng phi lê, sốt ba vị; rau muống xào; bông bí dồn tôm. Khi chế biến, điều khó nhất là làm sao để nâng tầm món ăn. Mặc dù là nguyên liệu rẻ tiền nhưng tôi luôn cố gắng để chế biến món ăn trở nên hài hòa và sang trọng để nâng giá trị các món ăn Việt.

- Bí quyết của anh để có thể nấu những món ăn ngon?

- Tôi không có bí quyết gì hết, nhưng luôn thả hồn mình vào món ăn, chăm chút cho từng món cho dù đó là một món ăn đơn giản nhất. Theo tôi nghĩ, nấu ăn ngon không hề khó, nhưng bạn phải thật sự thích, tìm thấy được niềm vui trong từng món ăn thì bạn mới có thể nấu ăn ngon được.

Thanh Hòa luôn cố gắng chăm chút cho món ăn của mình một cách tốt nhất.


- Kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh trong suốt chương trình?

-Tất cả những gì tôi đã trải qua đều là những kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng có lẽ là khi má và em gái đến ủng hộ tôi trong đêm thi chung kết. Sự bình tĩnh của má tôi là nguồn khích lệ giúp tôi vượt qua được chặng đường cuối cùng.

- Trong suốt cuộc thi anh rất hay nhắc đến má. Má anh có ảnh hưởng như thế nào đến niềm đam mê ẩm thực của anh?

- Đúng là như vậy. Chính má đã dạy cho tôi những bài học vỡ lòng về ẩm thực, cách chế biến những món ăn gắn liền với tuổi thơ nghèo khó như rau muống luộc, bông bí xào, cá khó tộ... Đến bây giờ cũng vậy, má luôn có những lời khuyên bổ ích khi tôi chế biến các món ăn ở nhà.

- Cầm trên tay chiếc cúp của người chiến thắng, anh nghĩ Vua đầu bếp Việt đã mang lại cho anh những gì?

- Thứ nhất, MasterChef đã cho tôi cơ hội thể hiện tài năng của mình, được sự hướng dẫn, góp ý của các đầu bếp chuyên nghiệp. Trong cuộc thi này, tôi đã gặp thêm nhiều người bạn, người em có cùng chung một niềm đam mê ẩm thực như tôi. Cuối cùng, tôi đã được rất nhiều người biết đến, đó thật sự là một điều tuyệt với dành cho tôi.

Với Thanh Hòa, mẹ của anh là người đã thắp lên ngọn lửa đam mê ẩm thực cho con.


- Dự định của anh sau khi trở thành Vua đầu bếp Việt?

Tôi trở về với cuộc sống hàng ngày, với những công việc bình thường của tôi. Tương lai, tôi sẽ mở một nhà hàng, nơi ấy sẽ đón nhận những người khách tôi chưa hề biết mặt, bạn bè, người thân... đến và thưởng thức ca1c món ăn đơn giản nhưng đậm đà. Bên cạnh đó, họ còn có thể thưởng thức những ly cà phê, các loại thức uống do chính tôi làm ra.

Hiện tại thì tôi chưa sắp xếp được thời gian để đi học, nhưng chắc chắn là tôi sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về ẩm thực các nước, nhất là Việt Nam. Vì sống một thời gian dài ở nước ngoài nên những món ăn của tôi vẫn hơi nhạt, chưa có được cái hương vị đậm đà đặc trưng của người Việt.

người đầu bếp trưởng đừng đòi hỏi mức lương


Đoạt giải nhì trong Hội thi “Đầu bếp giỏi - Đà Nẵng mở rộng 2013” vào cuối tháng 8 vừa qua với bạn Nguyễn Lương Hoàng (sinh năm 1989, đầu bếp tại Khách sạn Crowne Plaza) là bước khởi đầu quan trọng giúp bạn có cơ hội nâng cao tay nghề. Sau cuộc thi, Hoàng được phía Hàn Quốc mời tham dự ngày hội ẩm thực được tổ chức với quy mô lớn, quy tụ nhiều đầu bếp giỏi của các nước châu Á. Tại ngày hội này, Hoàng đã giới thiệu và trình diễn nhiều món ăn Việt Nam được người dân xứ sở Kim chi rất ưa thích như bánh cuốn Sài Gòn, mì Quảng, phở Hà Nội... “Mình rất muốn giới thiệu các món ăn Việt Nam ra nước ngoài để bạn bè quốc tế biết đến đất nước hình chữ S xinh đẹp với ẩm thực vừa phong phú vừa mang đậm bản sắc dân tộc”, Hoàng chia sẻ.

Thích nấu ăn từ lúc nhỏ, học xong phổ thông, Hoàng nộp đơn xin học đầu bếp để thỏa niềm đam mê nhưng vấp phải sự phản đối của gia đình và bạn bè. Nhiều người “nói ra nói vào” khuyên Hoàng nên chọn học nghề khác vì cho rằng nghề đầu bếp không sang trọng. Thế nhưng Hoàng vẫn mạnh dạn theo đuổi niềm đam mê của mình. Học xong 2 năm nghề bếp tại Trường Trung cấp nghề Thăng Long, thời gian đầu đi làm, Hoàng phải đối mặt với nhiều va chạm trong nghề mà ở trường Hoàng chưa bao giờ biết đến. Ra trường xin việc tại những quán ăn nhỏ, bạn chỉ được làm những công việc phụ bếp lặt vặt như nhặt rau, rửa chén, lau chùi... với mức lương không quá 1 triệu đồng/tháng.

Hoàng vẫn không quên những lần bị bếp trưởng la mắng vì chế biến sai công thức, vì nêm nếm không đạt khiến Hoàng cảm thấy tự ái và nản lòng. Thế nhưng với niềm đam mê trở thành một đầu bếp thực thụ, sau những lần vấp ngã, Hoàng đã nỗ lực phi thường để bám trụ với nghề. Hoàng tâm sự: “Những ngày đầu đi làm tại các quán ăn, mình không bao giờ đòi hỏi mức lương mà xem đây là nơi để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề. Vì vậy, các bạn trẻ khi ra trường đừng ngại va chạm, đừng chê làm việc tại những quán ăn nhỏ vì chỉ có những nơi đó mới giúp các bạn trưởng thành”.

Theo nhiều người trong ngành cho hay, trường học chỉ là nơi để các bạn trẻ khởi nghiệp với nghề. Có rất nhiều đấu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải từ bằng cấp mà từ ý chí phấn đấu không ngừng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Nhiều người phải trải qua thời gian dài làm phụ bếp và thực hành để chứng tỏ tay nghề mới được phụ trách chính. Với các nhà hàng lớn, khả năng ngoại ngữ cũng là một yêu cầu bắt buộc.

Anh Nguyễn Anh Tiến, Bếp trưởng Nhà hàng Sen (đường Nguyễn Tất Thành) chia sẻ: “Đầu bếp giống như “nghệ sĩ ẩm thực”, cần phải rèn luyện, học hỏi mới nâng cao tay nghề. Nếu có lòng tự ái quá cao, các đầu bếp trẻ sẽ rất khó trụ được. Thêm vào đó, tiếng Anh cũng được xem là tiêu chí quan trọng để các bạn thăng tiến trong nghề. Ở nhiều nhà hàng lớn, bếp trưởng đa số là người nước ngoài, nếu không biết tiếng Anh, khi họ giao việc thì làm sao mình hiểu”.

Nghề bếp trưởng Không bao giờ sợ thất nghiệp

Không bao giờ sợ thất nghiệp

Nếu như trước đây, nghề đầu bếp bị “chê” là nghề tầm thường, có mức thu nhập thấp thì vài năm trở lại đây, nghề này được xã hội trân trọng khiến số lượng các bạn trẻ theo học tăng nhanh một cách chóng mặt.

Không cần bằng cấp cao, chỉ cần có chút đam mê về ẩm thực cộng với sự kiên trì, bền bỉ, các bạn trẻ có thể lập nghiệp với nghề đầu bếp với mức lương khởi đầu khá hấp dẫn. Ông Đặng Phúc Sinh, cho biết: “Nghề đầu bếp có tính ổn định, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao. So với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng khá hơn, nhất là những đầu bếp làm trong nhà hàng lớn, thu nhập mỗi tháng trên cả nghìn USD”.

Nhiều đầu bếp có tiếng tại Đà Nẵng cho hay, với nhu cầu lớn như hiện nay, học nghề bếp không bao giờ sợ thất nghiệp, quan trọng là tinh thần nỗ lực rèn luyện và sự chịu thương chịu khó để bám trụ với nghề. Nghề đầu bếp khó nhất là nêm nếm gia vị và tạo dựng các món ăn. Để làm được điều này, ngoài sự sáng tạo, người đầu bếp phải có kiến thức vững về nguồn gốc và xuất xứ của món ăn, độ dinh dưỡng, thói quen ẩm thực của từng vùng... Nếu chịu khó học hỏi, không ngại va chạm, các bạn trẻ sẽ có cơ hội làm việc tại những nhà hàng lớn, resort cao cấp.

Dù có những thành công nhất định trong nghề, thế nhưng, những đầu bếp như Lương Hoàng, Anh Tiến vẫn không ngừng phấn đấu. 12 năm đến với nghề “tung chảo”, hiện nay đã là bếp trưởng của một nhà hàng lớn tại Đà Nẵng nhưng anh Tiến vẫn cố gắng học thêm ngoại ngữ. Còn với bạn Hoàng, sau 4 năm làm việc tại Crowne Plaza, giờ đây con đường đầu bếp rộng mở hơn nhiều.

Sau khi đoạt giải tại cuộc thi đầu bếp, Hoàng được nhiều nơi trong và ngoài nước mời tham gia các hội thi tay nghề lớn nhỏ. Mới đây, vượt qua nhiều vòng loại khá khắt khe, Hoàng là một trong những đại diện của Đà Nẵng lọt vào vòng bán kết cuộc thi “Chiếc thìa vàng” quy tụ nhiều đầu bếp giỏi của cả nước được tổ chức vào tháng 12 tới với giải thưởng lên đến 1 tỷ đồng. Nếu thành công trong cuộc thi này, Hoàng ấp ủ dự định sẽ làm việc tại các nhà hàng, khách sạn nước ngoài. Hoàng cho biết: “Mình vẫn muốn làm việc ở nước ngoài để giới thiệu món ăn Việt Nam cho nước bạn và biết thêm ẩm thực của nhiều nước trên thế giới. Sau vài năm, mình sẽ về Việt Nam làm việc để cống hiến tay nghề”.

Con Trai và nghề bếp trưởng

Con Trai Có Theo Được Nghề Đầu Bếp?
Đó là điều băn khoăn của nhiều bạn nam trẻ gởi đến chúng tôi khi đứng trước sự lựa chọn một nghề mà họ cảm thấy rất thích thú: Nghề đầu bếp.

Hỏi: Em là nam giới, rất thích nấu ăn và muốn đi vào nghề đầu bếp. Không phải em có thích ăn uống mà do em muốn tìm hiểu và vận dụng những kiến thức khoa học vào việc nấu ăn để sáng tạo và cải thiện bữa ăn cho mọi người. Nhưng khi trao đổi với bạn bè và họ tư vấn thêm thì em chỉ nhận được những câu nói khiến em hết sức nản lòng “Con trai mà làm cái nghề của con gái, không sợ người ta cười à?”. Nghe vậy, em rất buồn nhưng chẵng lẽ vì thế mà em chọn nghề khác? Em có nên “chuyển hệ” để theo đuổi nghề đầu bếp này không?

Trả lời: Chưa có sự phân biệt nào để nói rằng đầu bếp là nghề của con gái, không phải nghề của con trai. Bằng chứng là, nhà ẩm thực tài ba Yan Can Cook là một ví dụ điển hình. Nếu em đã đam mê, và thích học nghề đầu bếp, thì em cứ theo đuổi. Đừng vì những lời nói khách quan mà chọn nghề khác không phù hợp với năng lực của em. “Đầu bếp” là cách gọi nôm na, khiêm nhường. Thực ra, nghề này rất cao quý. Đó là nghề kỹ thuật dinh dưỡng, không chỉ đòi hỏi sự khéo tay, còn đòi hỏi việc vận dụng trí não một cách sáng tạo trong các lĩnh vực tư duy kỹ thuật, tư duy khoa học về phương diện chế biến và bảo quản thực phẩm dinh dưỡng.

Hàng ngày, trên các show truyền hình đều có giới thiệu các vị vua bếp, nổi tiếng trên thế giới, và hầu hết đều là nam giới chiếm số đông. Nếu bạn theo dõi, bạn sẽ học được nhiều điều bổ ích cho nghề mà bạn đang yêu thích.

Ngày trước, nó được gọi là nghề nữ công. Nhưng thật ra, đã từ lâu, nghề này không còn là độc quyền của phái nữ, mà nam giới đã nhảy vào, với số lượng ngày càng đông, trong đó có nhiều vị vua bếp là nam. Phần lớn, những vua bếp tại các khách sạn lớn và nổi tiếng trong thành phố đều là nam giới, còn nữ giới chỉ làm các việc “phụ bếp”. Tổng công ty Du lịch Tp. Hồ Chí Minh năm 2000 đã có một thống kê 82% vị đầu bếp của các khách sạn Tp. Hồ Chí Minh là đàn ông, mà đa số là người Việt, với những món ăn Việt Nam được người nước ngoài rất khoái khẩu.

Một nghề như đầu bếp được xem là nghề rất nữ tính, nhưng lại có nhiều nam giới đứng vào “Hiệp hội các đầu bếp bậc thầy” tại Bỉ Quốc, Chủ Tịch Hiệp hội đó- Poerre Fronteyne cho biết “Nghề đầu bếp đòi hỏi rất cao về phẩm chất và năng lực. Riêng phẩm chất không phải đòi hỏi “nữ tính” mà là “nhân tính cao cấp”. Mỗi đầu bếp trước hết phải là chính mình, có cách thể hiện giàu bản sắc nhưng không thô thiển, biết tôn trọng khách hàng và tôn trọng sự tinh tế. Đồng thời biết khép mình vào kỹ luật dinh dưỡng, kỷ luật nấu nướng chứ không chỉ kỷ luật hành chính sự nghiệp. Nói đến năng lực, ông vạch rõ:”Đây không chỉ là một kỹ thuật, còn là một nghệ thuật sáng tạo. Mỗi ngày, người đầu bếp phải cố tạo ra điều gì mới hoặc thay đổi một điều gì có sẵn. Nét kỳ diệu đó của nghề nghiệp sẽ cho phép anh vượt qua chính mình”.

Để giúp bạn chuẩn bị kiến thức vững vàng khi tiếp cận nghề này, tôi xin gợi ý 4 loại hình tư duy mà bạn nên rèn luyện để nâng cao năng lực tay nghề

+ Tư duy khoa học thực nghiệm (chủ yếu: thực nghiệm Hóa – Sinh về dinh dưỡng).

+ Tư duy kỹ thuật công nghệ (chủ yếu: kỹ thuật dinh dưỡng trong chế biến bảo quản).

+ Tư duy văn hóa nghệ thuật (chủ yếu: văn hóa dân tộc trong ẩm thực).

+ Tư duy kinh tế đời sống (chủ yếu: kinh tế cá nhân trong dinh dưỡng).

đầu bếp nghề thiết yếu của cuộc sống



Quay ngược thời gian trở về với lịch sử xa xưa của loài người khi đó hoạt động ăn uống chỉ nhằm ở mức thụ động là hái và lượm thì ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn uống cũng dần phát triển theo, người ta không còn phải ăn để sống mà là sống để ăn để thưởng thức những món ăn ngon, tuyệt vời từ cách thức chế biến đến cách bày trí.

Nghề đầu bếp rất tiềm năng tại Việt Nam

Chính vì thế mà những người làm nhiệm vụ nấu nướng ngày càng có nhiều cơ hội phát triển và dần được xã hội tôn vinh hơn. Và ngày càng có nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ chọn nghề nấu nướng để phát triển sự nghiệp tương lai của mình và họ được mọi người gọi là đầu bếp.

Nghề đầu bếp đôi khi đơn giản chỉ là chế biến những món ăn nhưng để chế biến một món ăn đạt đến độ hoàn hảo thì nó chưa hẳn là một việc đơn giản bởi ngoài việc lựa chọn nguyên liệu phù hợp thì phải kể đến bí quyết sơ chế - chế biến thì nó còn cả một nghề thuật bày trí cho mỗi món ăn. Và một điều quan trọng hơn nữa đó là kỹ năng định lượng khẩu phần ăn cho một số lượng người nhất định, bạn cũng không thể bỏ qua công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho những người tiêu dùng chính sản phẩm của bạn làm ra.

Sự phù hợp nghề:

- Những người mắc bệnh ngoài da và đường ruột thì không thể làm nghề này. Vì nghề này đỏi hỏi rất vệ sinh, và thường xuyện được đưa đi kiểm tra sức khỏe, và nếu bạn mắc bệnh ngoài da và đường ruột thì nghề này hoàn toàn không phù hợp với bạn.

- Chiều cao: Trên 1m65, vì các hệ thống bếp để đưa nồi nấu đỏi hỏi người đầu bếp phải có chiều cao như trên mới phù hợp. Tuy nhiên, nếu thấp hơn và có cố gắng theo đuổi nghề nghiệp thì vẫn được.

- Người làm đầu bếp phải tương đối kỹ tính và sạch sẽ

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỀ ĐẦU BẾP

Một món ăn hấp dẫn phải hội đủ “3 ngon”: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng. Vì thế người đầu bếp phải tinh tế, khéo léo và sáng tạo không khác gì người nghệ sĩ của màu sắc và hương vị để mang đến cho khách cảm giác hài lòng. Trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý nhà bếp và chế biến thực phẩm, sinh viên được học tất cả những kiến thức liên quan đến các món ăn của Việt Nam, món ăn đặc trưng từng vùng, miền; cách chế biến món ăn Âu, Á; cách bảo quản thực phẩm trong mọi điều kiện - đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; cách quản lý trang thiết bị nhà bếp. Rồi cách trang trí món ăn, bố trí tiệc như thế nào, giao tiếp với khách hàng ra sao, pha chế rượu, thức uống và cách làm các loại bánh...

Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, trợ lý hiệu trưởng trường ĐH Hồng Bàng, để trở thành đầu bếp, bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức về ẩm thực, dày dạn kinh nghiệm trong việc chế biến món ăn, có khả năng quản lý, tổ chức một bếp ăn. Hàng loạt kỹ năng cần phải rèn luyện như kỹ năng quản lý nhân sự trong bếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức và cả kỹ năng... đi chợ (để thương lượng giá cả).

Ông Lê Hồng Duyên, đầu bếp của nhà hàng Mexico Al Frescos đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ thích học nghề đầu bếp: “Mới đầu các bạn cũng sẽ phải làm phụ bếp khá vất vả, phải làm hết các việc từ rửa chén cho tới rửa rau, bị sai vặt... Quá trình này các bạn phải thật kiên nhẫn và chịu khó học hỏi. Nếu bạn có năng khiếu thì sau khi ra trường chừng 4 năm là có thể trở thành đầu bếp giỏi. Kinh nghiệm cho tôi thấy đầu bếp ngoài việc giỏi quản lý, nấu ăn ra còn phải biết ngoại ngữ. Đây là lợi thế để bạn có thể học nấu món ăn nước ngoài được nhanh và chính xác hơn. Và hiện nay lương của bạn cao hay thấp cũng còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ”.



Đầu bếp đang làm việc tại Paris, Pháp (2005).

Nghề đầu bếp không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ mà cần sự quan sát, óc thẩm mỹ. Tuấn Anh kể, lúc mới học nghề các thầy cô chỉ dẫn cách sử dụng dụng cụ, cách chọn nguyên liệu đầu vào phải sạch sẽ, có xuất xứ và hạn sử dụng; những món nào đi với nguyên liệu nào, rồi vai trò của từng gia vị rồi đến cách chế biến, mức độ gia vị và khâu cuối cùng là cách trình bày món ăn sao cho thẩm mỹ… Muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp phải trải qua những lớp học về kỹ thuật chế biến và khả năng nhận biết mùi vị, phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ, nguyên liệu theo thực đơn từng món.

Để trong vòng một thời gian ngắn có thể làm được một bàn tiệc, vừa ngon vừa phù hợp với văn hóa từng vùng miền. Ngoài những món ăn chính người đầu bếp lại phải cho thực đơn những món ăn kèm, loại nước uống, bia, rượu uống theo, để làm sao phục vụ được những vị khách khó tính nhất. Nếu ở nhiều nghề khác có những công thức cụ thể thì nghề đầu bếp còn phải có sự nhạy cảm về mùi vị, về thẩm mỹ… để có được một món ăn ngon phải kết hợp được từ rất nhiều phía và từ cảm nhận của khách hàng. “Đầu bếp người Việt Nam khó nhất là nấu cho người nước ngoài, vì phải hiểu biết về văn hóa, tâm lý, món ăn phải theo khẩu vị của từng nước, đặc biệt là những vị khách đến từ Trung Đông”, Tuấn Anh chia sẻ.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Đầu bếp làm việc theo ca, bao gồm cả ngày cuối tuần và ngày lễ theo yêu cầu của thực khách. Công việc này đôi khi khá căng thẳng và bận rộn, đặc biệt là vào những giờ cao điểm trong ngày hay các dịp lễ tết, các sự kiện đặc biệt như hội nghị, tiệc chiêu đãi v.v…

Người đầu bếp có tài có thể làm việc ở rất nhiều nơi: trong khách sạn, nhà hàng, câu lạc bộ, quán cà phê, bệnh viện, các trường nội trú, các cơ quan, đơn vị…

Ngành du lịch và khách sạn phát triển mạnh mẽ đang kéo theo nhu cầu nhân lực lớn về nghề này. Đầu tư phát triển các đầu bếp tài năng cũng là một cách quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới thông qua ẩm thực. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm và khả năng, các đầu bếp và bếp trưởng hoàn toàn có thể tự mở nhà hàng kinh doanh cho mình.

Tôi muốn làm đầu bếp chuyên nghiệp

Tôi muốn làm đầu bếp chuyên nghiệp
Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng với vỏ ngoài hào quang và danh tiếng, các bếp trưởng đang là mơ ước của ngày càng nhiều bạn trẻ. Song nghề này không thật sự "ngon ăn" như bạn tưởng.
Mọi người thường có ấn tượng sai lầm về công việc của người bếp trưởng, tưởng rằng họ đơn giản chỉ chế biến món ăn.
Để trở thành một bếp trưởng chuyên nghiệp, ngoài niềm đam mê nấu ăn, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau:
- Kỹ năng sáng tạo: nấu ăn mà không cần nhất nhất tuân theo các công thức. Kinh nghiệm và bằng cấp cũng không thể làm được điều này.
- Kỹ năng quản lý: chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ đầu bếp.
- Kỹ năng cá nhân: khả năng tuyển dụng và tạo hứng thú làm việc cho nhân viên.
- Kỹ năng tổ chức: lập các bảng phân công nhiệm vụ, giao hàng và lưu trữ thực phẩm.
- Kỹ năng lập kế hoạch: lập kế hoạch thực đơn và đảm bảo các món ăn thích hợp cho mọi thời điểm.
- Kỹ năng tài chính: có thể thương lượng giá cả và quản lý ngân sách.
Các tố chất cá nhân cần thiết của người bếp trưởng: Động cơ, khả năng tuởng tượng, tự tin, kỹ năng giao tiếp tốt, chăm chỉ, ham thực hành, có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ cùng lúc, bình tĩnh trước mọi áp lực.
Nếu có đủ những khả năng trên, bạn hoàn toàn có thể trở thành một bếp trưởng và thành danh. Tại sao không? Bởi nghề đầu bếp cũng lắm điều hay. Người đầu bếp có thể được tưởng thưởng xứng đáng khi có nhiều khách hàng yêu thích các món ăn của họ.
Tuy nhiên, để trở thành một người giỏi nghề, bạn phải học tập kinh nghiệm ở nhiều nơi và quốc gia khác nhau. Chúng sẽ giúp bạn lĩnh hội các kỹ thuật và công thức món ăn mới cũng như gặp gỡ rất nhiều người.
Các cơ hội nghề nghiệp cũng rất đa dạng. Bạn có thể làm việc cho một người nổi tiếng, trên tàu du lịch, tại khách sạn, nhà hàng hay cửa hiệu riêng.
Tuy nhiên, nghề đầu bếp cũng đòi hỏi phải có sức khỏe. Thời lượng làm việc của người bếp trưởng thường rất dài, 40giờ/tuần hoặc hơn thế nữa. Thời gian biểu cũng rất "oái oăm": có thể vào sáng sớm, đêm khuya, cuối tuần hay ngày lễ.
Điều kiện làm việc cũng không dễ chịu như một nhân viên văn phòng. Bếp ăn luôn quá nóng, luôn tiếp xúc với thực phẩm sống, nhiệt độ cao,...
Nếu bạn không chắc chắn đây là nghề nghiệp thích hợp với mình, tại sao không thử một chút kinh nghiệm? Sau vài tuần làm việc trong một nhà hàng bận rộn, bạn chắc chắn sẽ nhận ra sự thật này.
Liên hệ với một bếp trưởng mà bạn ngưỡng mộ và trình bày ý muốn được làm việc dưới sự dẫn dắt của ông ta. Có thể, bạn sẽ không được trả lương, tuy nhiên đây chính là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để nhận biết sự phù hợp của bạn với nghề này.
Xem người khác nấu ăn , ví dụ như cha mẹ, bạn bè, đọc các sách nấu ăn và thực hành.

hàng loạt các khách sạn, nhà hàng tuyển đầu bếp

Trong khi hàng loạt các khách sạn, nhà hàng mở ra đều cần tuyển đầu bếp và các dịch vụ phục vụ tại nhà cũng cần đến những đầu bếp có nghề. Để đáp ứng nhu cầu, các trường chuyên về đào tạo nấu ăn cũng đã mở thêm nhiều lớp hơn, thu hút một lượng học viên lớn hơn. Tuy nhiên, trường lớp chỉ là nơi khởi đầu để họ bắt đầu nghề nghiệp. Theo nhiều người trong ngành cho biết, trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải vì bằng cấp mà chỉ từ cơ duyên, ý chí phấn đấu không ngừng và trái tim đam mê với nghề. Họ thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát,...) trong nhà hàng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. 

Với các khách sạn lớn, yêu cầu cũng chỉ là biết nghề, thêm nữa là vốn ngoại ngữ. Từ đó, các khách sạn sẽ có sự đào tạo thêm để đáp ứng nhu cầu. Qua một năm làm phụ bếp, nếu chăm chỉ học tập, thực hành để chứng tỏ tay nghề, người lao động sẽ được phụ trách chính 
heo một số khách sạn, nhà hàng lớn ở Hà Nội, thị trường lao động luôn có nhu cầu tuyển nhân viên bếp do đó cơ hội cho những người theo học nghề này rất lớn. Ngoài ra, hiện nhu cầu xuất khẩu lao động ngành nghề này cũng đang có xu hướng tăng, nhất là từ khi một số nước Trung Đông và nhiều Việt kiều ở nước ngoài mở nhà hàng có nhu cầu thuê người Việt làm việc. 

Bản thân những người đang theo nghề cũng thừa nhận: Đây là một trong những ngành học viên học xong dễ và nhanh kiếm được việc làm nhất. Nói như Xuân Thanh, đang làm đầu bếp ở một nhà hàng có tiếng ở Hà Nội: "Ngay từ khi chưa tốt nghiệp khoa chế biến món ăn, mình đã có chân ở đây, vừa kiếm được tiền, vừa nâng cao tay nghề." Ra trường đã trở thành bếp chính, mức lương trên dưới 4 triệu đồng, rõ ràng đây là điều lý tưởng so với học viên đang theo học các ngành nghề khác.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

nghề đầu bếp, bếp trưởng và con đường đại học

Các trường trung cấp nghề có nhiệm vụ đào tạo cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao cho xã hội và các văn bằng chính quy này đều nằm trong hệ thống đào tạo giáo dục quốc gia.

Những năm gần đây ngoài những ngành kỹ thuật các ngành nghề dịch vụ như Quản trị Khách sạn, Hướng dẫn Du lịch, Quản trị Dịch vụ Giải trí và Thể thao… cũng rất được trú trọng đào tạo.

Bên cạnh đó nổi bật một ngành đang có mức độ phát triển mạnh mẽ về nhu cầu nhân lực phải kể đến ngành Bếp, với những nước khác đầu bếp là một ngành đang rất được xã hội coi trọng và đang được đào tạo chuyên sâu, sinh viên ra trường ngành này luôn có mức thu nhập cao thì tại Việt Nam ngành này đang trở nên danh giá do định hướng phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian sắp tới phải gần chuyển dịch sang hướng kinh tế dịch vụ du lịch vì vậy đang rất cần nguồn lao động nghề bếp để phát triển kinh tế.


Muốn học nghề bếp đào tạo chuyên nghiệp sẽ phải học ở đâu?

Đặc tính nghề bếp đòi hỏi các bạn phải thực hành và thâm nhập vào thực tế nghề nghiệp của mình rất nhiều. Một cơ hội mở ra cho các bạn đó là sau khi tốt nghiệp THPT xong các bạn đăng ký học nghề bếp ở các trường Trung cấp nghề có đào tạo chuyên ngành này sẽ là một hướng đi nhiều cơ hội. Thời gian theo học ngắn (2 năm cho hệ Trung cấp nghề) các bạn có thêm cơ hội và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn các bạn đồng trang lứa. Rất thích hợp cho các bạn muốn nhanh chóng có công việc ổn định và có mức thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình.
 chia sẻ những năm gần đâu chuyên ngành Quản trị Bếp - Ẩm thực của trường chào đón hàng trăm sinh viên đào tạo theo nhu cầu của các doanh nghiệp liên kết với trường. Sinh viên ra trường làm việc ở những nhà hàng lớn trong khắp cả nước với mức lương cao. Có thể nói nghề Bếp thật sự trở thành nghề nghiệp bảo đảm tương lai cho các bạn trẻ.

Đại học có phải điểm đích cuối cùng hay không? Câu trả lời thực tế hiện nay các bạn trẻ đến đích có thể đi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trở thành bếp trưởng không vào học đại học vẫn thành công.

Thực tập làm đầu bếp trưởng trong nhà hàng

Tập làm đầu bếp trưởng trong nhà hàng bạn trong vai bếp trường của nhà hàng xiên que , chuyên bán những xiên que thật ngon. Hãy cùng trổ tài làm bếp trưởng tài ba của nhà hàng . Phục vụ thực khách những cây xiên que hấp dẫn. Các bạn sẽ không thể nào bỏ lỡ được những cây xiên que khổng lồ tuyệt vời.
Nhiệm vụ của bạn là chọn đúng thứ tự các nguyên liệu cho vào và chế biến các xâu cá viên chiên theo yêu cầu của khách. Dùng chuột để chơi. CHúc bạn vui vẻ với 
 Tập làm đầu bếp trưởng trong nhà hàng!

xu thế đào tạo bếp trưởng đầu bếp chính của các khách sạn

Đầu bếp đặc biệt là các bếp trưởng nhà hàng khách sạn lớn cần phải có những kỹ năng chuyên nghiệp và thuần thục là nhu cầu cấp thiết của nhà hàng khách sạn . Chính vì thế xu hướng nghiệp á âu đơn vị chuyên đào tạo bếp trưởng nhà hàng dành cho các đối tượng như chủ nhà hàng, khách sạn, quán bar, những đầu bếp đã có kinh nghiệm, muốn nâng cao kiến thức, tay nghề trong việc quản lý và điều hành một cách chuyên nghiệp nhất.
[IMG]
Học viên Lớp Bếp trưởng Bếp Âu

√ Mục đích: Khóa Bếp Âu cung cấp những kiến thức nền tảng, hoàn chỉnh, chi tiết bao gồm tất cả những khía cạnh để làm thế nào bắt đầu và vận hành hoạt động bếp trong các nhà hàng món Âu.
Bất kể bạn muốn trở thành một đầu bếp Âu chuyên nghiệp, một người quản lý tài ba hay muốn mở rộng phát triển kinh doanh hoặc có ý định kinh doanh ăn uống, phát triển Nhà hàng mang phong cách châu Âu hoặc đơn giản là đam mê Ẩm thực Châu Âu và muốn bổ sung nâng cao kiến thức về các món Âu đều có thể tham gia khóa Bếp Âu.

Chương trình học chia thành 3 cấp độ, 6 tháng học tại trường + thời gian 3 tháng thực tập. Tổng thời gian đào tạo là 9 tháng.
- Cấp độ Cơ bản : 2 tháng
- Cấp độ Nâng cao: 2 tháng
- Cấp độ Chuyên sâu: 2 tháng
- Thực tập tại Nhà hàng: 3 tháng

  • Thời gian học: 3 buổi/tuần (Thứ 2,4,6 hoặc 3,5,7)
- Ca sáng: 08h00 – 11h30
- Ca chiều: 13h30 – 17h00
- Ca tối: 18h00 – 21h30

  • Lịch khai giảng: Khai giảng thường xuyên mỗi tuần. ( Thông tin chính xác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn.)
[IMG]
√ Chương trình học:
- Nghiệp vụ Bếp Âu
- Giới thiệu về cấu trúc cơ bản của Bếp công nghiệp
- Vai trò, chức năng của đội ngũ nhân viên Bếp Âu
- Giới thiệu các trang thiết bị và dụng cụ Bếp Âu
- Tầm quan trọng trong vấn đề vệ sinh môi trường Bếp Âu
- Vệ sinh cá nhân của nhân viên Bếp Âu
- Vệ sinh thực phẩm trong Bếp Âu
- An toàn trong lao động
- Vệ sinh môi trường Bếp Âu
- Phân loại các nguồn thực phẩm
- Chọn lựa nguyên vật liệu thực phẩm
- Phương pháp tồn trữ & bảo quản thực phẩm
- Chế độ dinh dưỡng trong thực phẩm.
- Dụng cụ Bếp Âu và kĩ năng sử dụng.
- Kỹ thuật, công thức các loại nước chấm – nước sốt – nước xào, nấu, nướng trong Bếp Âu.
- Thực hành chế biến các món Âu:
+ Các món Súp
+ Các món Khai vị+ Các món Chính
Chế biến từ thịt đỏ
Chế biến từ gia cầm
Chế biến từ cá và hải sản
+ Các món Mì
+ Các món Tráng miệng
- Food ard
- Cơ cấu tổ chức điều hành bếp và chức danh
- Cấu trúc menu Âu – cách lập thực đơn
- Lập bảng phân tích món ăn, lập định lượng, tính chi phí foodcost, giá bán, kiểm soát chi phí
- Lập bảng và tính khẩu phần dinh dưỡng
- Lập biễu mẫu giám sát khu vực bếp, kho lưu trữ
- Đánh giá nhân viên định kỳ và lập bảng phân công công việc
- Lập các quy trình vận hành bếp
- Concept
- Kỹ năng đào tạo và thẩm định
- Khả năng thực hiện tài chính
- Kiểm soát chi phí thực phẩm
- Quản lý chi phí ẩm thực
- Thực hành set menu Âu
√ Ưu điểm khóa học:
- Đội ngũ Giảng viên hàng đầu: là những Chuyên gia Ẩm thực, Bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm đang làm việc tại các Nhà hàng, khách sạn lớn trong cả nước
- Giáo trình theo tiêu chuẩn Châu Âu: do các Chuyên gia Ẩm thực, Bếp trưởng nhiều năm kinh nghiệm từng tu nghiệp ở nước ngoài biên soạn
- Học phí hợp lý: Học phí đã bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu thực hành, đồng phục, lệ phí thi và Cấp chứng chỉ.
- Bằng cấp giá trị: Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ được cấp Chứng chỉ Bếp Âu do Tổng Cục Dạy Nghề cấp có giá trị toàn quốc.
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu.
- Đảm bảo việc làm cho học viên sau khi hoàn thành khóa học.
- Học viên được học tất cả những kỹ năng, "bí quyết" trong nghề đầu bếp mà không phải ở đâu cũng có thể học được.
- Chương trình học luôn kết hợp giữa “học và hành”, đặc biệt chú trọng thực hành hơn. Giảng dạy theo phương pháp suy luận, sáng tạo.
- Học viên sẽ được thực hành trên hệ thống bếp một chiều đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
- Lớp học chỉ tối đa 15 - 17 học viên/lớp để đảm bảo chất lượng.
- Hướng nghệp Á Âu có KTX cho các bạn học viên ở xa
- Hướng nghệp Á Âu luôn hỗ trợ thực tập và việc làm cho học viên nhằm giúp cho học viên có thêm thu nhập và vừa có thể nâng cao tay nghề.

TAG: bếp trưởngđào tạo bếp trưởng


Thông tin liên hệ: HƯỚNG NGHIỆP Á ÂU
Cơ sở 1: 02 - 04 Khu Biệt Thự Chu Văn An, Đường số 1, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Cơ sở 2: 59 Khu Biệt Thự Chu Văn An, Đường số 14, P. 26, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
TEL: (08) 6290 5588 - 6290 9988 - 6294 8320 - 6294 8387
học nấu ăn ~ truong day nau an, ngon moi ngay dao tao bep truong